Hàng ngày, SEOer đang nỗ lực giải thích cho chúng ta hiểu về sự cân đối giữa các yếu tố: lượt tìm kiếm, truy cập, vị trí thương hiệu, nguồn tài nguyên của website doanh nghiệp…
Để có lời lý giải hợp lý, họ phải thực hiện công việc nghiên cứu từ khoá, phân tích sự cạnh tranh hiện hữu. SEOer đi tìm kiếm từ khoá mới để tiếp tục thực hiện các bước SEO, nâng tầm thứ hạng wesite trên top Google, đem về nhiều khách hàng hơn nữa.
Những công việc thường phải làm trong quá trình nghiên cứu và phân tích sự cạnh tranh từ khoá SEO gồm:
Nghiên cứu từ khoá
Dựa vào các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ tìm thấy những đối thủ cạnh tranh mạnh với mình. Sau đó, có thể dùng SEMRush xem những từ khoá mà đối thủ này đang sở hữu. Và sử dụng Spyfu.com để có những từ khoá chính mà họ đang tập trung. Cuối cùng, bạn nhờ vào Keyword Planner để phát triển từ khoá liên quan, dựa trên các từ chính và chốt bộ từ khoá cho riêng mình.
Xác định đối thủ trực tiếp
Sau khi có bộ từ khoá, nhập tìm kiếm những từ đó vào lại Google, top 20 Google sẽ cho hiển thị những website doanh nghiệp, đó chính là đối thủ thực tế đấy.
SEMRush tiếp tục đồng hành cùng bạn, nhập tên miền các đối thủ vào khung tìm kiếm, công cụ này để xác định lưu lượng truy cập tự nhiên và số lượng từ khoá tự nhiên xếp hạng trên Google.
Trong công việc này, SEOer cần cân nhắc chọn đối thủ cạnh tranh phù hợp. Đừng mang mình đi so sánh với một doanh nghiệp khổng lồ nào đó rồi tự làm khó bản thân.
Phân tích đối thủ
Biết chính xác đối thủ sẽ tiến hành hiểu rõ hơn về “hồ sơ năng lực của họ”.
Có thể dùng LinkResearchTools để có thông tin về Link Velocity, Domain Authority, Inbound Links, Social Shares, Domain Age và nhiều thứ khác trong website đối thủ.
Chi tiết thông tin hơn nữa là xem hồ sơ backlink. Sử dụng Ahrefs, sắp xếp theo Domain Rank để xem backlinks. Việc này khá quan trong, vì cho phép bạn thấy rõ ràng đâu là nơi đặt backlink chất lượng nhất cho lĩnh vực của mình.
Đánh giá nội dung, phương thức tiếp thị
Đây cũng là một trong những bước quan trọng cho quá trình SEO hiệu quả. Bạn có trong tay hồ sơ khá đầy đủ nhưng đừng quên đánh giá nội dung và phương thức tiếp thị của đối thủ.
Nội dung có khuynh hướng phát triển thế nào để nhận được nhiều chia sẻ tích cực. Họ thường cập nhật trên phương tiện truyền thông nào? Đối tượng theo dõi, tương tác nhiều với họ…
Cân đối nguồn lực
Sau khi đã có trong tay những nền tảng để tiến hành chiến lược SEO. Bạn cần phân bổ nguồn lực theo thời gian, ngân sách rõ ràng. Ví dụ 1 tuần lên bao nhiêu bài SEO, bao nhiêu backlink, phát triển thêm kênh truyền thông nào….
Lưu ý: Các công cụ hỗ trợ trên chỉ mang tính tham khảo, SEOer vẫn có thể sử dụng một số công cụ có tính năng tương tự, uy tín khác. Trong đó, nổi bật nhất là công cụ SEMrush. Đây là công cụ có thể hỗ trợ bạn phân tích, đánh giá tất cả các yếu tố được đề cập ở trên.
Nhìn chung, việc nghiên cứu từ khoá, phân tích đối thủ cạnh tranh để làm SEO hiệu quả có rất nhiều cách. Trên đây những gợi ý cơ bản, định hướng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công việc này. Khi trực tiếp làm, có những thắc mắc đừng ngại comment bên dưới, FGC sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết và cụ thể hơn nhé!