Home    Tin Công Nghệ, Tin tức  Thế nào là một website chuẩn SEO?

Thế nào là một website chuẩn SEO?

Rất nhiều người khi bắt đầu làm SEO cho website mới phát hiện ra website của mình khó tối ưu chuẩn SEO như không đủ quyền để thực hiện, các tiêu chuẩn để tối ưu bị giới hạn… Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn biết được thế nào là một website chuẩn SEO để khắc phục ngay từ lúc thiết kế chứ không phải đợi đến khi làm SEO mới biết.

1. Vì sao website khó tối ưu chuẩn SEO?

Đảm bảo website có thể tối ưu chuẩn SEO là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn triển khai SEO cho website. Bởi, chỉ khi website cho phép bạn chỉnh sửa để tối ưu các yếu tố chuẩn SEO thì SEOer mới có thể thực hiện được.

Một số trường hợp sau đây website sẽ rất khó để tối ưu chuẩn SEO:

  • Nền tảng web không hỗ trợ: trường hợp này xảy ra khi bạn thuê website từ một đơn vị bên ngoài. Dịch vụ cho thuê website sẽ chia sẻ cho bạn một phần trong hệ thống thiết kế web của họ do đó website bạn sẽ hoạt động dựa trên nền tảng có sẵn mà đơn vị cung cấp quy định. Khi đó, bạn sẽ bị giới hạn bởi các tiêu chuẩn này, không thể nào tối ưu được 100% các yếu tố chuẩn SEO cho website.
    Ví dụ: Giống như việc bạn mua hay thuê một căn hộ ở khu chung cư, bạn có thể chỉnh sửa hoặc trang trí lại bên trong căn hộ của bạn nhưng không thể nào thay đổi được cấu trúc, hay thiết kế của toàn bộ khu chung cư. Tương tự vậy, trên website bạn có thể thực hiện chỉnh sửa, thêm mới bài viết hay hình ảnh… nhưng một số yếu tố chuẩn SEO như thêm thẻ heading, tối ưu hình ảnh hay tạo sitemap… sẽ bị giới hạn.
  • Đơn vị thiết kế web không bàn giao quyền quản trị: bạn sợ thuê web ngoài sẽ không tối ưu được SEO nên quyết định tìm đơn vị thiết kế web riêng. Tuy nhiên, nên cận thận lúc nhận bàn giao website. Hãy yêu cầu đơn vị thiết kế website cấp quyền quản trị để có thể tối ưu được SEO, đồng thời lúc này hãy xóa quyền của họ đi hoặc phân cấp thấp hơn.
    Ví dụ: Bạn thuê freelancer thiết kế một bức ảnh để làm banner và nhận về file ảnh là .png. Bỗng dưng bạn muốn thay đổi một số thông tin trên ảnh như số điện thoại hoặc địa chỉ nhưng định dạng này không cho phép bạn chỉnh sửa. Do đó, khi nhận file bạn phải yêu cầu người thiết kế giao file gốc .psd để có thể chỉnh sửa được. Trên website cũng vậy, nếu không thể cấp quyền quản trị bạn không thể nào tối ưu SEO.

SEO là con đường tiếp cận khách hàng lâu dài và bền vững nhất nên bạn cần đảm bảo website có thể tối ưu để chuẩn SEO. Từ đó nhanh chóng đưa website lên trang nhất kết quả tìm kiếm, gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Kiểm tra website chuẩn SEO nên thực hiện càng sớm càng tốt
Kiểm tra website chuẩn SEO nên thực hiện càng sớm càng tốt

2. Cách kiểm tra website chuẩn SEO

Là một người chủ website hoặc mới tìm hiểu về SEO, nếu không rành về kỹ thuật, liệu bạn có thể biết và đánh giá được website đó có chuẩn SEO hay chưa?

Hoàn toàn có thể được. Hãy bắt đầu kiểm tra xem website có đáp ứng được những yếu tố chuẩn SEO.

2.1 Website cho phép Google và các công cụ tìm kiếm index

Một website chuẩn SEO là website được cấu hình cho phép các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo hay Cốc cốc viếng thăm và thu thập dữ liệu trên website đó.

Trong quá trình thiết kế website, người thiết kế sẽ tạm thời tắt cấu hình này, để tránh trường hợp khi dữ liệu và thông tin trên website chưa được hoàn thiện, mà đã được Google thu thập.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi bàn giao cho khách hàng, người thiết kế lại quên mở cấu hình này. Nên website hoạt động được một thời gian, nhưng khi tìm kiếm trên Google lại không có thông tin.

Để kiểm tra website đã cấu hình cho Google index chưa, bạn thực hiện như sau.

  • Bước 1: Truy cập vào công cụ tìm kiếm Google.
  • Bước 2: Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá sau: site:tên miền website của bạn.

Ví dụ: site:fgc.vn

Nếu kết quả hiện ra là danh sách các bài viết, dịch vụ, sản phẩm, nghĩa là website đã được index. Ngược lại nếu không ra kết quả, bạn cần báo với bên thiết kế website hỗ trợ cấu hình lại. Việc này rất quan trọng.

Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá sau: site:tên miền website của bạn
Nhập vào ô tìm kiếm từ khoá sau: site:tên miền website của bạn

Đây là website FGC được Google Index:

Đây là các index của website fgc.vn
Đây là các index của website fgc.vn

2.2 URL phải tối ưu

Mở website của bạn lên và vào 1 trang dịch vụ hay sản phẩm nào đó. Kiểm tra các đường dẫn (URL) của trang web đó có tối ưu không ?

Đường dẫn tối ưu là đường dẫn mà nhìn vào, bạn dễ dàng biết được URL đó nói về cái gì. Ví dụ, đường dẫn URL đã tối ưu sẽ có định dạng như sau:

  • http://fgc.vn/he-thong-dat-hang-trung-quoc-full
  • hoặc https://fgc.vn/lam-sao-de-website-duoc-tim-thay-tren-google.html

Ngược lại, một URL chưa được tối ưu sẽ rất khó hiểu.

Nếu che đi tiêu đề và mô tả, nhìn vào URL chưa tối ưu bạn sẽ không hiểu được URL đang nói về cái gì
Nếu che đi tiêu đề và mô tả, nhìn vào URL chưa tối ưu bạn sẽ không hiểu được URL đang nói về cái gì
Tương tự một kiểu URL chưa tối ưu
Tương tự một kiểu URL chưa tối ưu

URL tối ưu là một trong những điều kiện bắt buộc đối với website chuẩn SEO.

2.3 Có nơi để nhập title và description

Title và description tag là nơi hiển thị tiêu đề và mô tả của nội dung trên kết quả tìm kiếm của Google. Nghĩa là người search sẽ thấy những thông tin này để quyết định có click vào xem website không.

Thẻ title và description của từng trang trên website cần được biên tập, tối ưu.

Đây là một trang web chưa được tối ưu về title và description.
Đây là một trang web chưa được tối ưu về title và description.
Còn đây là 2 thẻ trên sau khi đã tối ưu lại.
Còn đây là 2 thẻ trên sau khi đã tối ưu lại.

Như bạn thấy, sau khi được biên tập, nội dung của 2 thẻ đã mô tả chi tiết hơn và hay hơn.

Bạn hãy hỏi người thiết kế nơi nào trong website nhập những thông tin này, để chủ động điền các title và description hấp dẫn, thu hút nhằm tăng lượng truy cập vào website. Nếu chưa có, bạn phải yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa để đảm bảo website chuẩn SEO.

Hiện nay, Plugin Yoast SEO được khá nhiều chủ website cài đặt vào wordpress để chấm điểm các yếu tố chuẩn SEO. Bạn có thể yêu cầu kỹ thuật hoặc tự cài đặt plugin này cho trang web của mình.

Ngoài ra, khi chỉnh sửa URL và mô tả bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau để giúp từ khóa nhanh chóng lên trang nhất kết quả tìm kiếm của Google và hấp dẫn khách hàng click vào website:

  • Viết một tiêu đề thật hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng nhưng đừng quên chèn từ khóa vào tiêu đề để Google đánh giá xếp hạng tìm kiếm.
  • Từ khóa càng ở gần đầu tiêu đề càng tốt.
  • Trong mô tả, từ khóa không còn là yếu tố để Google xếp hạng tìm kiếm vì vậy thay vì nhồi nhét từ khóa bạn hãy viết một mô tả thật ngắn gọn, súc tích, đầy tính thuyết phục để người đọc thực hiện hành động.

2.4 Thiết lập được các thẻ heading

Tối ưu thẻ heading là một trong những yếu tố của SEO onpage giúp Google hiểu được đâu là nội dung chính của website. Do đó, trên website phải cho phép thêm các thẻ heading vào bài viết để SEOer có thể tối ưu được các thẻ này. Trong SEO sẽ có 6 loại thẻ heading được ưu tiên xếp hạng theo thứ tự từ H1 đến H6 và H1, H2, H3 là 3 thẻ thường được tối ưu trong SEO.

Website chuẩn SEO phải thêm được heading
Website chuẩn SEO phải thêm được heading

Bạn không nên nhầm lẫn giữa việc thêm thẻ heading cho bài viết với việc điều chỉnh font chữ lớn hơn và in đậm. Mặc dù khi nhìn vào cách hiển thị thì hai cách thực hiện này sẽ cho kết quả như nhau, nhưng về bản chất việc điều chỉnh kích thước chữ và in đậm không có tác dụng gì trong SEO.

So sánh thẻ heading và căn chỉnh kích thước chữ
So sánh thẻ heading và căn chỉnh kích thước chữ

Nếu bạn không tìm thấy mục này, hãy yêu cầu thiết kế web thêm vào hoặc hướng dẫn bạn tìm được mục này để thêm heading vào bài viết. Tuyệt đối không nên đánh lừa Google bằng cách cách trên.

2.5 Chỉnh sửa được các thuộc tính của hình ảnh

Chuẩn bị hình ảnh trước khi up lên website là bước quan trọng trong SEO hình ảnh. Bạn không nên dừng lại ở đây mà hãy tiếp tục tối ưu khi đã up lên website để giúp hình ảnh phù hợp với nội dung hơn. Muốn làm được điều này, bắt buộc website bạn phải cho phép chỉnh sửa các thuộc tính hình ảnh.

Chỉnh sửa các thuộc tính của ảnh trên website.
Chỉnh sửa các thuộc tính của ảnh trên website.

Nếu hình ảnh bạn tải lên không thể chỉnh sửa hoặc thêm được các thông tin này sẽ rất khó để SEO lên top Google bởi các thuộc tính như văn bản thay thế (alt text) cần có chứa từ khóa để Google hiểu được hình ảnh đang cho biết điều gì. Ngoài ra, các thuộc tính như chú thích, mô tả, căn chỉnh lề, kích thước ảnh giúp hình ảnh được rõ ràng, dễ nhìn hơn từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng – đây là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả SEO.

2.6 Website phải có sitemap

Sitemap hay sơ đồ trang web là một tệp tin vô cùng quan trọng để website chuẩn SEO vì nó như một người chỉ đường cho Googlebot tìm kiếm và index các bài viết trên website bạn. Điều này có tác động rất lớn đến kết quả SEO.

Ví dụ: Bạn gửi địa chỉ nhà mình cho một vị khách nhưng không chú thích gì và vị khách đó mất khoảng vài giờ để tìm đường đến nhà bạn. Nhưng khi bạn cho địa chỉ và kèm theo hướng dẫn đường đi sẽ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm và khách sẽ đến nhà bạn sớm hơn. Tương tự vậy, bạn xuất bản một bài viết trên website chưa được Google index. Nhưng nhờ sitemap sẽ dẫn đường cho Googlebot tìm đến website bạn nhanh hơn thay vì Google tự tìm tới từ đó bài viết được index sớm hơn.

Một số cách để bạn có thể tạo sitemap cho website như:

  • Sử dụng plugin Yoats SEO.
  • Tạo trực tuyến trên hai website web-site-map.com hoặc xml-sitemaps.com sau đó tải file .xml về up lên hosting.
    Sau khi đã tạo được sitemap bạn vào Google Search Console để gửi yêu cầu đến Google.

2.7 Thân thiện với các thiết bị di động

Tại sao thân thiện với di động lại là một một trong các yếu tố để đánh giá website chuẩn SEO?

Hiện nay ngoài các yếu tố cấu hình website để Google ghé thăm và thu thập dữ liệu một cách dễ dàng thì một bước cao hơn của website chuẩn SEO đó là dễ sử dụng, mang lại trải nghiệm tốt cho người xem.

Những website xem khó khăn trên điện thoại, khiến người dùng thấy không thoải mái, thì không có lý do gì Google phải đánh giá cao nó.

Để kiểm tra website của bạn có thân thiện không, bạn vào đường link sau: https://search.google.com/test/mobile-friendly

Nhập website vào ô và tiến hành kiểm tra.

Kiểm tra website của bạn có thân thiện không
Kiểm tra website của bạn có thân thiện không

Nếu kết quả xuất hiện giống bên dưới, nghĩa là website của bạn quá chuẩn, đã đáp ứng được yếu tố thân thiện với thiết bị di động trong SEO.

Ngược lại, nếu bạn nhận được kết quả như bên dưới thật là tồi tệ, website bạn không thân thiện với thiết bị di động vì vậy cần tối ưu lại ngay.

Cách tối ưu: dựa vào những lỗi mà Google đã gợi ý khắc phục ngay bên dưới để tối ưu hiệu quả nhất.

2.8 Cho phép cải thiện tốc độ tải trang

Website tải quá chậm là một trong những yếu tố khiến nó bị người đọc quay lưng và gây khó khăn cho việc thu thập thông tin của Google.

Để kiểm tra tốc độ tải, bạn sử dụng công cụ do chính Google cung cấp. Truy cập đường link sau: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/

Nhập website vào ô và nhấn “ANALYZE”, công cụ sẽ kiểm tra tốc độ tải trên cả máy tính bàn lẫn thiết bị di động.

Bạn sử dụng công cụ do chính Google cung cấp
Bạn sử dụng công cụ do chính Google cung cấp

Kết quả bạn nhận được sẽ như sau:

Kết quả sau khi phân tích tốc độ website
Kết quả sau khi phân tích tốc độ website
  • Nếu website bạn có điểm từ 0 – 49: website có tốc độ tải trang khá chậm, cần tối ưu ngay lập tức.
  • Nếu website bạn có điểm từ 50 – 89: website có tốc độ tải trang trung bình, bạn cần tìm những yếu tố làm chậm tốc độ tải trang để cải thiện lại.
  • Nếu website bạn có điểm từ 90 -100: website có tốc độ tải trang khá tốt.

Khi website bạn có kết quả phân tích tốc độ tải trang từ trung bình trở xuống bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả này thông qua phân tích từ Page Speed Insights.

Những mục cần tối ưu sẽ được hiển thị bằng màu đỏ, bạn hãy nhấp vào từng mục để xem chi tiết cách tối ưu nhé!

Một số gợi ý để bạn tối ưu lại tốc độ tải trang tốt hơn
Một số gợi ý để bạn tối ưu lại tốc độ tải trang tốt hơn

Sau khi nhận được kết quả về tốc độ tải trang của website, nếu web bạn cần tối ưu phải đảm bảo website cho phép chỉnh sửa các tiêu chuẩn như hình ảnh, xóa những css không sử dụng…

3. Kết luận

Có rất nhiều yếu tố để đánh giá website chuẩn SEO và những yếu tố được liệt kê trong bài là những yếu tố cơ bản nhất, được kiểm tra nhiều nhất. Phần lớn các website mới thiết kế trong những năm gần đây đều đạt chuẩn, tuy nhiên cũng có website chưa hoặc không đạt các tiêu chuẩn cơ bản trên do người thiết kế hoặc do người quản trị web chưa nắm các thông tin.

  • Chia sẻ:

Bài viết liên quan

Tích hợp Google Analytics vào website

1. Mã Google Analytics 4 đặt ở đâu? Mã theo dõi GA4 là một đoạn mã JavaScript được cung cấp bởi Google... Xem thêm

Hướng dẫn tạo địa điểm doanh nghiệp trên Google Maps

I. Chuẩn bị thông tin trước khi tạo địa chỉ Google maps doanh nghiệp – Tài khoản Gmail đăng nhập –... Xem thêm

Hướng dẫn tích hợp link fanpage vào website

Bước 1: Lấy mã nhúng:Truy cập vào phần Plugin trang – Plugin xã hội của facebook: https://developers.facebook.com/docs/plugins/page-plugin/– Chèn link fanpage vào ô URL... Xem thêm

hotline 0942 55 57 57